Bài: Đỗ Thị Thắm; Ảnh: Ngô Đình Trúc
Cục Gạch Quán được đăng trên tạp chí Heritage Fashion số 54 - 10-11/2009
Là khách phương xa, vài lần được rước thằng từ sân bay đến cái quán là lạ, hay hay. Từ cái cổng hao hồng kết bằng dây thép gai, đến cái không gian u tịch lá nên thơ bên trong quán. Rời lại biết khách đến đây được coi như người nhà, mâm cơm dơn ra không theo menu gọi món, mà là nhừng thức tươi ngon nhất của buổi chợ sáng được mua về chế biến, thấy như mình được về thăm nhà chứ không phải đang trên từng cây số công cán. Chợt thấy quý hóa quá cái tình bằng hữu chân chất má bạn bề dành cho mình, lại chợt muốn tò mò biết htêm về cái cách tạo dựng không gian thân qyen của người chủ quán.
Dài dài rồi dần cũng biết thêm nhiều điều thú vị từ cái không gian ấy, và cả những con người thừ chủ cùng khách thường ngày lui tới nơi này. Tự nhận là « dân nhà quê », nhưng cũng lại rất tự tin khi nhận cái chỗ mình tạo ra là « Nơi gặp gỡ của dân sáng tạo Sài Gòn », KTS. Trần Bình – chính là cái ông chủ trẻ măng của cái quàn có tên rõ la « Cục Gạch Quán » - cũng là lạ như cái cách anh kiến tạo không gian. Mà anh không chỉ tạo cho riêng anh, cái chất không gian vừa « sang » vừa « quê » ấy là phong cách theo anh trong tất cả các thiết kế mà anh sáng tạo hay thể hiện. Đặt - để - xếp mọi thứ vào đúng vị trí của nó, song vẫn tôn trọng tuyệt đối thói quen và cá tính của người sử dụng chúng. Người kiến trúc sư đã làm được một việc lá thay đổi lối nghĩ thông thường về cách kết nối vật thể với không gian. Khá nhiều công trình của anh là thành quả ưng ý chi cả chủ nhà lẫn người thiết kế, đến mức Trần Bình được đánh giá rằng anh không chỉ xây nhà, mà đôi khi còn góp tay xây cả nếp nhà.
Biết qua về công việc hàng ngày của chủ quán như thế mới hiểu được làm sao mà cái không gian của Cục Gạch Quán lại trở nên quyến rũ người ta đến vậy, đến mức có cô nhá báo người Nhật, ngay lần đầu tiên đến đây, đã chạy thật nhanh về nhà, lấy giấy bút và bắt đầu thiết kế lài toạn bộ ngôi nhà mình, mơ tưởng và phác thảo đến tận sáng.
Cục Gạch Quán đặt tại tầng trệt một ngôi nhà ống cổ. Tại đây, không gian nhỏ thật thân tình, vá đầy khám khá. Những góc nho nhỏ, yên tĩnh và một không gian chậm rãi đến mức người ta sẵn sàng ngả lưng, lim dim cặp mắt để thà hồn the dòng ca khúc nồi tiếng của những năm 1970, qua giọng ca tuyệt vời của Khánh Ly, Thái Thanh, Lệ Thi,… Một khu bếp rất là nhà quê với chồng bát đĩa sành sứ cả cổ lẫn mới và bộ bàn ăn cũ đã lên bóng nước thời gian. Mọi thứ trong quán được sử dụng đúng theo cái cách mà người miền quê hay chắp vá các đồ vật. Đến cả cái chậu rửa trong toilet cũng gây bất ngờ bởi nó được chế ra từ một cái cối đá lỗ - một sự tận dụng thật kiểu cách.
Khách đến ăn hầu hết lá bạn bè thân quen, nên không khí lúc nào cũng như tạt qua ăn tối tại nhà một người bạn thân. Đố ăn đậm chất bình dân phương Nam với bốn tiêu chí « mặn-xào-canh-rau ». Đồ uống là những thứ không dễ quên của miền quê như nước đậu đen, nước khế… Nhưng đôi khi, chốn này cũng lại lá không gian của một sự kiện quan trọng. Lúc này, toàn bộ décor cho đến màu sắc của gian phòng sẽ lại được biến đổi cho phù hợp với không gian và tính chất của cuộc vui. Đúng là một không gian ma thuật.